Năm 2023, Hiệp hội VCCA đã thực hiện nhiều hoạt động nghề nghiệp, góp phần phát triển sáng tạo và bảo vệ bản quyền.
- Diễn đàn doanh nghiệp về bảo vệ bản quyền và tri thức tại Việt Nam
- Bắc Ninh: Tháp Thần Nông hình hạt lúa từ 1.012 chiếc cối đá tại Đông Đô Village được vinh danh Kỷ lục Thế giới
- VCCA giúp sinh viên hiểu về quản lý sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội VCCA Bùi Nguyên Hùng: Năm 2024 VCCA sẽ tiếp tục hoàn thiện tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến sáng tạo và bảo vệ bản quyền.
- Tham dự các sự kiện 26/4 do Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ (MPA) tổ chức.
- Giới thiệu về bản quyền trong hoạt động báo chí cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Trình bày chuyên đề về bản quyền và giới thiệu về VCCA tại Lớp tập huấn “Thực thi quyền tác giả trong chuyển đổi số ngành thư viện” tại Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.
- Tham dự Hội nghị tổng kết Nghị định số 21 của Chính phủ về nhuận bút do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Tham gia chương trình VTV1 về chủ đề thu tiền bản quyền chương trình biểu diễn âm nhạc.
- Giới thiệu chuyên đề quy định pháp luật bản quyền tác giả và thực tiễn bảo hộ bản quyền tác giả của doanh nghiệp sáng tạo nội dung.
- Tham dự Hội thảo về tổ chức, hoạt động và quản lý hộ trong quản trị quốc gia.
- Đóng góp ý kiến Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/ND-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội…
Tại buổi lễ tổng kết, VCCA đã trao tặng bằng khen cho các đơn vị thành viên có nhiều hoạt động tích cực trong năm 2023.
Ngoài ra, Hiệp hội đã tổ chức giám định và chứng nhận đăng ký công bố sáng tạo. VCCA cũng tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, giám sát và khai thác bản quyền tác giả số.
Hiệp hội đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội Sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam với Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam.
Để củng cố các hoạt động nội bộ, VCCA đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Hiệp hội VCCA và Trung tâm Giám định và Chứng thực bản quyền tác giả số Việt Nam; Thành lập Hội đồng thi đua của Hiệp hội; Ban hành Quy chế Quản lý đoàn ra, đoàn vào của Hiệp hội; Quy chế chi tiêu nội bộ của Hiệp hội; Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Hiệp hội. Từng bước kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội, đã bầu bổ sung hai Ủy viên Thường vụ; kết nạp ba hội viên (02 cá nhân; 01 tổ chức).
Hiệp hội đã xây dựng hồ sơ trình, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập pháp nhân:
- Trung tâm Tư vấn và Bảo vệ bản quyền số Việt Nam thuộc Hiệp hội.
- Viện Kinh tế Sáng tạo và Bản quyền số thuộc Hiệp hội.
Năm 2024, Hiệp hội sẽ tập trung thực hiện:
1. Tổ chức thực hiện các hoạt động: Truyền thông kết hợp việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp để phát triển Hiệp hội, các đơn vị trực thuộc … thực hiện tốt các hoạt động xã hội, nghiệp đúng tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ vủa Hiệp hội.
2. Tổ chức giám định và chứng nhận đăng ký công bố sáng tạo; Tiếp tục đầu tư phát triển công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, giám sát và khai thác bản quyền tác giả số.
3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội (Văn phòng Hiệp hội).
4. Phát triển hội viên; xây dựng hồ sơ giới thiệu, tuyên truyền về Hiệp hội, về cá nhân hội viên là Lãnh đạo, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, các đơn vị thuộc Hiệp hội (tiếng Việt và tiếng Anh).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.